25.6.14

Quy trình đào tạo theo thể thức chuẩn của Doanh nghiệp

quy-trinh-dao-tao
Đào tạo là một quá trình đưa người học vào những chương trình học nhằm nâng cao kỹ năng, chuyên môn kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc. Trong khuôn khổ của một tổ chức hoặc doanh nghiệp thì đào tạo là một nhiệm vụ quan trọng của nhà quản lý nhân lực, và để tổ chức thành công một khóa đào tạo cần phải có kế hoạch và quy trình rõ ràng với các phương án giải quyết tình huống đa dạng.






Quy trình dưới đây được lấy mẫu từ Công ty Cổ phần thực phẩm Châu Âu - Euro Foods:

logo

QUY TRÌNH ĐÀO TẠO

Mã số : QT-ĐT-01
Lần ban hành : 01
Ngày có hiệu lực:



NGƯỜI ĐƯỢC PHÂN PHỐI
1.   Tổng giám đốc.
2.   Đại diện Lãnh đạo.
3.   Trưởng các phòng nghiệp vụ Công ty.


TÓM TẮT SỬA ĐỔI
Lân sửa
Ngày sửa
Người duyệt
Tóm tắt nội dung sửa đổi






























NỘI DUNG
Đề mục
Trang số
Lần sửa đổi
1. Mục đích


2. Phạm vi áp dụng


3. Tài liệu tham khảo


4. Thuật ngữ


5. Trách nhiệm


6. Lưu đồ thực hiện


7. Nội dung quy trình


8. Phục lục


9. Hồ sơ lưu trữ


10. Chế độ báo cáo



Lập
Kiểm tra
Duyệt
Chức danh : Nhân viên
Họ tên : 
Chức danh : Nhân viên
Họ tên : 
Chức danh : Tổng giám đốc
Họ tên : 




1.    Mục đích
-    Xác định nhu cầu đào tạo và bảo đảm đào tạo cho tất cả nhân viên trong Công ty phù hợp với yêu cầu công việc.

2.    Phạm vi áp dụng
-    áp dụng đối với tất cả nhân viên trong Công ty Cổ phần Thực phẩm Châu Âu – Euro Foods

3.    Tài liệu tham khảo
-    Bộ luật lao động

4.    Thuật ngữ 
- P.TCNS:  Phòng Tổ chức Nhân sự
- Cty: Công ty
- Đào tạo: là việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, để người học lĩnh hội và nắm vững những tri thức, kĩ năng, nghề nghiệp một cách có hệ thống để chuẩn bị cho người đó thích nghi với cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định
5. Trách nhiệm
- Giám đốc Công ty: Chịu trách nhiệm phê duyệt kế hoạch đào tạo và giao nhiệm vụ tới các phòng/ bộ phận chức năng;
- Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự: Đôn đốc chỉ đạo việc thực hiện công tác đào tạo và báo cáo công tác lên Giám đốc Công ty;
- Phòng Tổ chức Nhân sự: Tổ chức thực hiện công tác đào tạo;
- Học viên/ giảng viên: thực hiện nghiêm túc các nhiệm vụ được xác lập trong kế hoạch đào tạo.
- Cơ sở đào tạo: trang bị đầy đủ các phương tiện kỹ thuật, phòng học theo yêu cầu của Công ty.



6. Lưu đồ thực hiện


luu-do





7. Nội dung quy trình
Các yêu cầu đào tạo từ nội bộ Công ty theo Phiếu yêu cầu đào tạo BM.ĐT01 hay từ các Tổ chức, cá nhân có yêu cầu  được Phòng Tổ chức Nhân sự tập hợp để trình Giám đốc Công ty xem xét.
Giám đốc Công ty sau khi phê duyệt yêu cầu đào tạo, giao nhiệm vụ cho Phòng Tổ chức Nhân sự lập kế hoạch mở lớp đào tạo.
Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự chịu trách nhiệm trình Giám đốc các nội dung về chương trình đào tạo và nguồn đào tạo từ bên ngoài trước khi tổ chức đào tạo. Đào tạo nội bộ và tự đào tạo sẽ soạn hướng dẫn công việc soạn thảo chương trình đào tạo cụ thể: Người đào tạo, thời gian đào tạo, chi phí đào tạo và xác định phương pháp đánh giá kết quả đào tạo.
Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự theo kế hoạch đào tạo tổ chức đào tạo nội bộ hoặc đào tạo bên ngoài theo Phiếu yêu cầu đào tạo BM.ĐT01 (Thực hiện việc ký cam kết tham gia khoá đào tạo BM.ĐT03 khi bắt đầu tham gia). Việc đào tạo phải được thực hiện theo kế hoạch đề ra và việc đào tạo phải được sắp xếp, tổ chức vào thời điểm thích hợp.
7.1 Đào tạo nội bộ: 
-    Hội thảo: Tổ chức lớp hoặc hội thảo theo chủ đề được tổ chức theo kế hoạch đã lập. Giảng viên có thể là giáo viên nội bộ, hoặc giáo viên mời.
-    Mời giáo viên: Giảng viên được mời cần chuẩn bị giáo án, tài liệu, câu hỏi thảo luận, bài kiểm tra, nội dung bài giảng cần được duyệt trước khi tiến hành đào tạo. Cán bộ được phân công quản lý lớp đào tạo cần chuẩn bị đầy đủ tài liệu để đánh giá khoá học và học viên, lịch đào tạo, danh sách học viên, điều phối lịch học và theo dõi lớp học để đánh giá học viên và làm báo cáo tổng kết lớp học [BM.ĐT05].
-    Tự đào tạo: Cán bộ giảng dạy của là người của Công ty
-    Đối với những trường hợp tổ chức lớp dưới 01 ngày được tổ chức có tính chất thường xuyên thì việc tổng kết có thể không cần đánh giá.
7.2 Đào tạo bên ngoài: 
-    Đào tạo tại nước ngoài, các cán bộ, nhân viên được cử đi đào tạo thì lấy chứng chỉ tại nước ngoài, khi có nhu cầu công việc đòi hỏi. Trưởng đơn vị phụ trách làm tờ trình đề cử cán bộ đi nước ngoài, kiểm tra chi phí và các chế độ phụ cấp công tác nước ngoài trình Giám đốc duyệt.
Trường hợp cán bộ đi nước ngoài tự túc hoặc một cơ quan tổ chức khác làm thủ tục thì tuỳ từng trường hợp cụ thể để quyết định việc làm quyết định cử đi học hay chấm dứt Hợp đồng lao động.
-    Đào tạo trong nước: Các trường hợp Công ty cử đi thì học viên phải cam kết theo biểu BM.ĐT03 .
Tham dự chương trình đào tạo: Các học viên tham dự chương trình đào tạo nội bộ ký tham dự vào Danh sách tham dự đào tạo BM.ĐT04; Đối với chương trình đào tạo bên ngoài tuân theo các quy định của khóa đào tạo.
Đánh giá kết quả đào tạo: việc đánh giá kết quả được tiến hành khi các khoá đào tạo nội bộ và đào tạo bên ngoài kết thúc theo biểu BM.ĐT05.
-    Đối với đào tạo nội bộ: 
Đối với các khóa đào tạo có chứng chỉ, có đánh giá kết quả đào tạo đạt yêu cầu, lưu kết quả và chứng chỉ vào hồ sơ. Đối với các khóa đào tạo không đánh giá kết quả bằng bài kiểm tra hoặc cấp chứng chỉ thì kết quả đào tạo được xác nhận vào Danh sách tham dự đào tạo BM.ĐT04.
Không đạt yêu cầu: Tham gia vào khoá học khác hoặc tự học và làm lại bài tổng kết.
-    Đào tạo bên ngoài: 
Kết thúc khoá học mỗi học viên sẽ phải đánh giá khoá học (áp dụng đối với các trường hợp thời gian đào tạo từ 1 tháng trở lên) theo biểu Đánh giá khoá học MB.ĐT05.
Không được cấp chứng chỉ chuyển về Công ty phải hoàn lại kinh phí Công ty cấp theo quyết định cử đi học. Trường hợp đạt kết quả có văn bằng, chứng chỉ chuyển về Phòng Tổ chức Nhân sự lưu.
Lưu hồ sơ:  Bằng và chứng chỉ của người được Công ty cử đi học do Công ty quản lý và được Phòng Tổ chức Nhân sự lưu giữ. Phòng Tổ chức Nhân sự tổng kết khoá học theo các Phiếu đánh giá khoá học đào tạo BM.ĐT05, Tổng hợp khoá đào tạo [BM.ĐT07] gửi về đơn vị được đào tạo và Giám đốc để báo cáo.


8. Phụ lục
- BM.ĐT01:  Phiếu yêu cầu đào tạo
- BM.ĐT02 : Phiếu giao nhiệm vụ
- BM.ĐT03 : Cam kết đào tạo
BM.ĐT04 : Danh sách tham dự đào tạo
BM.ĐT05 : Phiếu đánh giá quá trình đào tạo
- BM.ĐT06 : Danh sách học viên, danh sách cấp chứng chỉ
BM.ĐT07 : Tổng kết, báo cáo Giám đốc


9. Hồ sơ lưu trữ
Stt
Tên hồ sơ
Thời hạn lưu
Trách nhiệm lưu
1
Phiếu yêu cầu đào tạo
Lâu dài
Phòng Tổ chức Nhân sự
2
Kế hoạch đào tạo
Lâu dài
3
Quyết định đào tạo
Lâu dài
4
Phiếu giao nhiệm vụ
Lâu dài
5
Cam kết đào tạo
Lâu dài
6
Danh sách tham dự đào tạo
Lâu dài
7
Phiếu đánh giá quá trình đào tạo
Lâu dài
8
Danh sách học viên, danh cấp chứng chỉ
Lâu dài
9
Tổng kết, báo cáo
Lâu dài

10. Chế độ báo cáo

Sau khi kết thúc khóa đào tạo, Trưởng phòng Tổ chức Nhân sự có trách nhiệm báo cáo tổng kết cho Giám đốc Công ty. Trong trường hợp phát sinh những vấn đề ngoài kế hoạch trong quá trình tổ chức khóa học thì các tổ chức, các nhân có liên quan có trách nhiệm báo cáo lên phòng Tổ chức Nhân sự để Trưởng phòng Nhân sự kịp thời kiến nghị các biện pháp xử lý lên Giám đốc xem xét quyết định.


PHỤ LỤC ĐÍNH KÈM QUY TRÌNH:

BM.ĐT01:  Phiếu yêu cầu đào tạo
BM.ĐT02 : Phiếu giao nhiệm vụ
BM.ĐT03 : Cam kết đào tạo
– BM.ĐT04 : Danh sách tham dự đào tạo
– BM.ĐT05 : Phiếu đánh giá quá trình đào tạo
BM.ĐT06 : Danh sách học viên, danh sách cấp chứng chỉ
– BM.ĐT07 : Tổng kết, báo cáo Giám đốc

No comments:

Post a Comment

Đánh giá thực hiện công việc - những vấn đề cơ bản

Yếu tố con người và vấn đề quản lý con người luôn được các tổ chức quan tâm chú trọng như là yếu tố để quyết định sự phát triển. Do đó, c...